Nội soi dạ dày thực quản và những điều bạn nên chuẩn bị
Để
nội soi dạ dày thực quản
không còn đau, không khó chịu bạn NÊN đọc kỹ những chú ý sau đây trước và sau khi nội soi
Nội soi dạ dày – thực quản là gì ?
Khi thực hiện nội soi, các bác sỹ sẽ dùng một ống soi mềm, đường kính tầm 1cm luồn vào dạ dày – thực quản qua đường miệng. Thông quá các hình ảnh thu được từ ống soi, các bác sỹ có thể chẩn đoán các bệnh lý dạ dày và có phương pháp điều trị thích hợp.
Trong nội soi dạ dày – thực quản có 02 phương pháp chính đó là nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Nội soi dạ dày – thực quản không gây mê thường đem lại cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khi ống soi được đưa vào & rút ra kèm thêm đó là cảm giác khó chịu, buồn nôn khi có vật thể lạ luồn vào người. Chính vì vậy, nội soi không đau, không khó chịu là một vấn đề mà đa số người nội soi quan tâm.
Nội soi dạ dày- thực quản gây mê
Nội soi dạ dày – thực quản gây mê là phương pháp nội soi có kèm theo thuốc mê nhằm làm mất cảm giác đau đớn và khó chịu ở bệnh nhân. Tuy vậy, phương pháp này cũng có những rủi ro nhất đinh, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước để được tư vấn cụ thể. Khi thực hiện nội soi gây mê thì thuốc mê sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch bởi một bơm tiêm hiện đại. Liều lượng thuốc mê được tính toán phù hợp với từng ca nội soi.
Ưu điểm của nội soi dạ dày – thực quản
Ưu điểm của phương pháp nội soi là có thể phát hiện ra những về thương rất nhỏ, ngay cả với những vết thương chỉ vài mm. Do đó trong việc chẩn đoán viêm loét dạ dày thì nội soi dạ dày gần như là thủ thuật bắt buộc. Ngoài ra, nội soi cũng thường được sử dụng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm dạ dày, thực quản để xét nghiệm HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày.
Khi nào cần nội soi dạ dày – thực quản
Chính vì những ưu điểm kể trên mà nội soi dạ dày – thực quản được sử dụng rất rộng rãi trong việc chẩn đoán các bệnh lý dạ dày.
Dưới đây là những trường hợp thường xuyên được chỉ định nội soi dạ dày:
· Sụt cân không rõ nguyên do.
· Đau vùng thượng vị, có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
· Có các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như : ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực…
· Ói ra máu, thiếu máu không rõ nguyên do, đi cầu ra phân đen.
Nội soi dạ dày – thực quản có đau không?
Những bệnh nhân đã từng nội soi dạ dày -thực quản qua đường miệng thường ít người có cảm giác đau, trong khi đó đa phần đều cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu khi nội soi chủ yếu là cảm giác buồn nôn, nôn mửa do có vật lạ chặn ở cổ nên rất nhiều bệnh nhân sợ khi phải nội soi qua đường miệng. Đối với các trường hợp này thì có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây:
· Gây mê nhẹ: phương pháp gây mê nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ em và một số bệnh nhân trưởng thành lo lắng quá mức.
· Không gây mê: cách này cần sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ cần thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng, mềm mại trong khi đó bệnh nhân đừng quá căng thẳng, không nên gồng người, nên hít thở sâu và đều đặn bằng mũi và miệng.
Nội soi dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Nội soi dạ dày là một thủ thuật có độ an toàn rất cao, rất ít trường hợp xảy ra sự cố. Chính vì tính chất an toàn của nó mà nội soi dạ dày được cho phép thực hiện ngoại trú không cần nhập viện, và hầu hết các phòng khám chuyên khóa dạ dày nào cũng có thể thực hiện được nội soi. Riêng đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mạch cần được thăm khám đánh giá tình trạng tim mạch trước khi soi dạ dày.
Một số tai biến hiếm gặp của nội soi đường tiêu hóa như thủng hoặc chảy máu, rất ít gặp chỉ khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật trong lúc làm nội soi như nong thực quản. Một vấn đề đáng nhắc đến nữa trong nội soi dạ dày là nội soi có gây mê. Một vài trường hợp bệnh nhân có tai biến với thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân ngủ sâu, ngưng thở, phải can thiệp để đặt nội khí quản. Các trường hợp thủng hay rối loạn tim mạch là rất hiếm gặp.
Nói chung, đây là một thủ thuật an toàn và rất ít khi có tai biến.
Quy trình nội soi dạ dày như thế nào ?
Nội soi được tiến hành ở phòng soi với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng. Thuốc tê được dùng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Bệnh nhân được cho nội soi ở tư thế năm nghiêng bên trái hoặc ngồi ngả ra sau. Ống nội soi được đưa vào thực quản qua mũi hoặc họng.
Quá trình này có thể gây cho bệnh nhân cảm giác hơi đau, khó chịu, muốn ho hay sặc, nặng hơn là nghẹn thở. Tuy nhiên cảm giác này chỉ là thoáng qua và sẽ mất ngay nếu bệnh nhân cố gắng hít thật sâu và thở ra chậm để giảm buồn nôn. Toàn bộ quy trình chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút cho nên nếu phối hợp tốt bệnh nhân hoàn toàn có thể nội soi suôn sẻ. Thời gian nội soi có thể kéo dài hơn nếu như bác sỹ cần phải lấy mẫu tế bào để xét nghiệm HP và chẩn đoán ung thư. Việc sinh thiết này không làm đau đớn và không gây cảm giác khó chịu nào.
Nội soi dạ dày – thực quản cần chẩn bị như thế nào?
Chẩn bị cho việc nội soi tiêu hóa tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nhịn ăn trước khi tiến hành nội soi khoảng 6 tiếng. Việc này ngoài nhằm mục đích giảm khả năng gây nôn, bảo vệ đường thở còn giúp cho bác sỹ trong việc soi rõ được tổn thương. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể uống nước trắng.
Lưu ý : Bệnh nhân nếu đang sử dụng thuốc nào cần phải báo với bác sỹ trước khi tiến hành nội soi. Ngoài ra các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, hô hấp (hen suyễn) cần phải thăm khám cẩn thận trước khi nội soi.
Những lưu ý sau khi nội soi dạ dày.
Đối với các bệnh nhân áp dụng gây mê trong nội soi thì sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để thuốc mê hết tác dụng – khoảng 1h. Còn nếu không gây mê thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kết quả nội soi ngay sau đó. Bệnh nhân sẽ có thể còn cảm giác đau họng sau khi soi dạ dày, hoặc giảm cảm giác đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Các cảm giác này sẽ giảm dần trong ngày.
Bệnh nhân nên có người nhà đưa về, không tự đi xe về vì có thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân không tỉnh táo khi lái xe.
Nếu bệnh nhân có thực hiện các thủ thuật như sinh thiết, cắt polyp, bác sĩ sẽ dặn bệnh nhân những dấu hiệu cần theo dõi nếu có biến chứng, chẳng hạn đau bụng ngày càng nhiều, bụng trướng căng, hoặc đi tiểu ra máu. Khi có các triệu chứng trên cần phải tái khám lại ngay.
Nội soi dạ dày thực quản và những điều bạn nên chuẩn bị
Để
nội soi dạ dày thực quản
không còn đau, không khó chịu bạn NÊN đọc kỹ những chú ý sau đây trước và sau khi nội soi
Nội soi dạ dày – thực quản là gì ?
Khi thực hiện nội soi, các bác sỹ sẽ dùng một ống soi mềm, đường kính tầm 1cm luồn vào dạ dày – thực quản qua đường miệng. Thông quá các hình ảnh thu được từ ống soi, các bác sỹ có thể chẩn đoán các bệnh lý dạ dày và có phương pháp điều trị thích hợp.
Trong nội soi dạ dày – thực quản có 02 phương pháp chính đó là nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Nội soi dạ dày – thực quản không gây mê thường đem lại cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khi ống soi được đưa vào & rút ra kèm thêm đó là cảm giác khó chịu, buồn nôn khi có vật thể lạ luồn vào người. Chính vì vậy, nội soi không đau, không khó chịu là một vấn đề mà đa số người nội soi quan tâm.
Nội soi dạ dày- thực quản gây mê
Nội soi dạ dày – thực quản gây mê là phương pháp nội soi có kèm theo thuốc mê nhằm làm mất cảm giác đau đớn và khó chịu ở bệnh nhân. Tuy vậy, phương pháp này cũng có những rủi ro nhất đinh, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước để được tư vấn cụ thể. Khi thực hiện nội soi gây mê thì thuốc mê sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch bởi một bơm tiêm hiện đại. Liều lượng thuốc mê được tính toán phù hợp với từng ca nội soi.
Ưu điểm của nội soi dạ dày – thực quản
Ưu điểm của phương pháp nội soi là có thể phát hiện ra những về thương rất nhỏ, ngay cả với những vết thương chỉ vài mm. Do đó trong việc chẩn đoán viêm loét dạ dày thì nội soi dạ dày gần như là thủ thuật bắt buộc. Ngoài ra, nội soi cũng thường được sử dụng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm dạ dày, thực quản để xét nghiệm HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày.
Khi nào cần nội soi dạ dày – thực quản
Chính vì những ưu điểm kể trên mà nội soi dạ dày – thực quản được sử dụng rất rộng rãi trong việc chẩn đoán các bệnh lý dạ dày.
Dưới đây là những trường hợp thường xuyên được chỉ định nội soi dạ dày:
· Sụt cân không rõ nguyên do.
· Đau vùng thượng vị, có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
· Có các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như : ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực…
· Ói ra máu, thiếu máu không rõ nguyên do, đi cầu ra phân đen.
Nội soi dạ dày – thực quản có đau không?
Những bệnh nhân đã từng nội soi dạ dày -thực quản qua đường miệng thường ít người có cảm giác đau, trong khi đó đa phần đều cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu khi nội soi chủ yếu là cảm giác buồn nôn, nôn mửa do có vật lạ chặn ở cổ nên rất nhiều bệnh nhân sợ khi phải nội soi qua đường miệng. Đối với các trường hợp này thì có thể áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây:
· Gây mê nhẹ: phương pháp gây mê nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ em và một số bệnh nhân trưởng thành lo lắng quá mức.
· Không gây mê: cách này cần sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ cần thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng, mềm mại trong khi đó bệnh nhân đừng quá căng thẳng, không nên gồng người, nên hít thở sâu và đều đặn bằng mũi và miệng.
Nội soi dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Nội soi dạ dày là một thủ thuật có độ an toàn rất cao, rất ít trường hợp xảy ra sự cố. Chính vì tính chất an toàn của nó mà nội soi dạ dày được cho phép thực hiện ngoại trú không cần nhập viện, và hầu hết các phòng khám chuyên khóa dạ dày nào cũng có thể thực hiện được nội soi. Riêng đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mạch cần được thăm khám đánh giá tình trạng tim mạch trước khi soi dạ dày.
Một số tai biến hiếm gặp của nội soi đường tiêu hóa như thủng hoặc chảy máu, rất ít gặp chỉ khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật trong lúc làm nội soi như nong thực quản. Một vấn đề đáng nhắc đến nữa trong nội soi dạ dày là nội soi có gây mê. Một vài trường hợp bệnh nhân có tai biến với thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân ngủ sâu, ngưng thở, phải can thiệp để đặt nội khí quản. Các trường hợp thủng hay rối loạn tim mạch là rất hiếm gặp.
Nói chung, đây là một thủ thuật an toàn và rất ít khi có tai biến.
Quy trình nội soi dạ dày như thế nào ?
Nội soi được tiến hành ở phòng soi với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng. Thuốc tê được dùng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Bệnh nhân được cho nội soi ở tư thế năm nghiêng bên trái hoặc ngồi ngả ra sau. Ống nội soi được đưa vào thực quản qua mũi hoặc họng.
Quá trình này có thể gây cho bệnh nhân cảm giác hơi đau, khó chịu, muốn ho hay sặc, nặng hơn là nghẹn thở. Tuy nhiên cảm giác này chỉ là thoáng qua và sẽ mất ngay nếu bệnh nhân cố gắng hít thật sâu và thở ra chậm để giảm buồn nôn. Toàn bộ quy trình chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút cho nên nếu phối hợp tốt bệnh nhân hoàn toàn có thể nội soi suôn sẻ. Thời gian nội soi có thể kéo dài hơn nếu như bác sỹ cần phải lấy mẫu tế bào để xét nghiệm HP và chẩn đoán ung thư. Việc sinh thiết này không làm đau đớn và không gây cảm giác khó chịu nào.
Nội soi dạ dày – thực quản cần chẩn bị như thế nào?
Chẩn bị cho việc nội soi tiêu hóa tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nhịn ăn trước khi tiến hành nội soi khoảng 6 tiếng. Việc này ngoài nhằm mục đích giảm khả năng gây nôn, bảo vệ đường thở còn giúp cho bác sỹ trong việc soi rõ được tổn thương. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể uống nước trắng.
Lưu ý : Bệnh nhân nếu đang sử dụng thuốc nào cần phải báo với bác sỹ trước khi tiến hành nội soi. Ngoài ra các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, hô hấp (hen suyễn) cần phải thăm khám cẩn thận trước khi nội soi.
Những lưu ý sau khi nội soi dạ dày.
Đối với các bệnh nhân áp dụng gây mê trong nội soi thì sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để thuốc mê hết tác dụng – khoảng 1h. Còn nếu không gây mê thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kết quả nội soi ngay sau đó. Bệnh nhân sẽ có thể còn cảm giác đau họng sau khi soi dạ dày, hoặc giảm cảm giác đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Các cảm giác này sẽ giảm dần trong ngày.
Bệnh nhân nên có người nhà đưa về, không tự đi xe về vì có thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân không tỉnh táo khi lái xe.
Nếu bệnh nhân có thực hiện các thủ thuật như sinh thiết, cắt polyp, bác sĩ sẽ dặn bệnh nhân những dấu hiệu cần theo dõi nếu có biến chứng, chẳng hạn đau bụng ngày càng nhiều, bụng trướng căng, hoặc đi tiểu ra máu. Khi có các triệu chứng trên cần phải tái khám lại ngay.